Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Bạn cần thuê chỗ đặt máy chủ (server)

Bạn cần thuê chỗ đặt máy chủ (server)? Bạn cần tư vấn nơi cho thuê chỗ đặt máy chủ tốt nhất, đảm bảo chất lượng ổn định với tốc độ đường truyền cao và quan trọng hơn cả là giá cả dịch vụ, hãy tham khảo bài viết dưới đây.



Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ là gì?

Trước hết ta cần hiểu dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ là gì. Dịch vụ này là dịch vụ cung cấp hệ thống server (máy chủ) dành cho doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện và khả năng trang bị hệ thống máy chủ riêng nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể ở mức độ cao, đòi hỏi tính ổn định và an toàn. Với dịch vụ này, khách hàng có thể tự quản lý, sử dụng tài nguyên, cấu hình hoặc nâng cấp máy chủ của mình.

Những đơn vị cung cấp dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ trên thị trường

Đây không phải là dịch vụ mới tại Việt Nam, tại thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp lớn và có uy tín như: Viettel IDC, VDC, FPT, HTC, ODS, CMC... Do có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ này nên người mua thường không thể phân biệt sự khác nhau về giá cả, chất lượng dịch vụ...và thường tìm đến sự tư vấn trên các diễn đàn, blog về công nghệ để tham khảo chất lượng dịch vụ do những người đã từng sử dụng chia sẻ.

Tìm hiểu công nghệ điện toán đám mây (cloud server) của Panda Security

 Panda Cloud Protection là tên một giải pháp điện toán đám mây của Panda Security, nó tạo ra 1 bức màn bao bọc để bảo vệ người sử dụng máy tính trước hiểm họa của Virus máy tính và Virus từ Internet.



Panda Cloud Protection là tên một giải pháp điện toán đám mây của Panda Security, nó tạo ra 1 bức màn bao bọc để bảo vệ người sử dụng máy tính trước hiểm họa của Virus máy tính và Virus từ Internet.

Hãy hình dung như thế này, máy tính của bạn cùng với các máy tính khác được bảo vệ bởi 1 đám mây (cloud) dày đặc. Khi có sự cố xảy ra, trên bất cứ máy tính nào trong đám mây đó, đám mây sẽ có chức năng lan tỏa thông tin đó đến các máy tính khác để bảo vệ dữ liệu một cách nhanh nhất (khoảng 6 phút).


Công nghệ Panda Cloud có hai tính năng nổi bật nhất là cập nhật tức thời các mẫu virus mới và tiết kiệm tài nguyên máy tính.

Bình thường khi 1 máy tính bị nhiễm virus, chương trình bảo mật trên máy tính đó sẽ phát hiện ra virus và gửi lên máy chủ phân tích, sau đó cho phép các máy tính khác cập nhật lại. Với Panda Cloud, khả năng cập nhật mẫu virus mới sẽ nhanh hơn gấp nhiều lần dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Panda Cloud có cách thức lưu trữ dữ liệu thông minh giúp người dùng không cần chứa quá nhiều thông tin trên máy tính như các phần mềm bảo mật khác. Với Panda Cloud, mẫu virus mới sẽ được mã hóa sao cho việc cập nhật và lưu trữ trên máy tính nhẹ nhàng và tiết kiệm nhất.

Web hosting và những câu hỏi

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ WEBHOSTING




Webhosting là gì?
    Có thể giải thích đơn giản như sau : Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www,... nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp,... vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.

    Tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ Web hosting mà chất lượng cũng khác nhau như:
    - Tốc độ truy cập Internet tại server Web hosting đó.
    - Dung lượng đĩa là yếu tố mà bạn có thể chứa được nhiều web page hay dữ liệu của bạn hay không.
    - Các tiện ích như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có hổ trợ hay không để giúp bạn viết một chương trình Web tên đó hay không ?,...
    Nói tóm lại nếu bạn chỉ có tên miền-domain mà không có dịch vụ web hosting thì bạn không thể có một trang web được.

  Các yêu cầu tính năng của webhosting?

    *  Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của Website
    *  Cập nhật website bằng giao thức FTP vào bất cứ thời điểm nào
    *  Phải có Bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website  diễn ra nhanh chóng.
    *  Hỗ trợ các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web,...
    *  Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail tạo, sửa, xoá các account email với tính năng  POP3 E-mail, E-mail Forwarding, Webmail...
    *  Hỗ trợ các công cụ thống kê tình hình truy cập trang web
    *  Chủ động tạo các subdomain.
    *  Không bị chèn các banner quảng cáo của đơn vị khác

 Thời gian cài đặt webhosting?

    Nếu tên miền của Bạn đã được kích hoạt, sau 1 giờ đồng hồ chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục cho Bạn.
 Thế nào là mật khẩu FTP?
    Mật khẩu FTP dùng để đăng tải thông tin của website lên máy chủ Internet.
  Lợi ích khi sử dụng WebHosting tại Kypernet?
    Bạn có toàn quyền quản lý:
          o FTP Account
          o Thay đổi mật khẩu
          o Cài đặt Frontpage Extensions
          o Tạo cơ sở dữ liệu
          o Hệ thống địa chỉ email theo tên miền Bạn đã đăng ký (.com;.org;… hoặc .com.vn…)
          o Theo dõi số người truy cập website
          o Và nhiều tính năng khác.
  Làm thế nào để tên miền của tôi chỉ về Webhosting của Kypernet?
    Nếu Bạn đăng ký tên miền tại KYPERNET thì đương nhiên tên miền của Bạn chỉ về DNS server của KYPERNET. Trong trường hợp tên miền của Bạn đang chỉ về DNS server khác thì chúng tôi sẽ hướng dẫn Bạn chuyển tên miền về DNS server của KYPERNET hoặc các Bạn ủy quyền cho chúng tôi làm việc này thì chúng tôi sẵn sàng giúp Bạn.
 Có thể nâng cấp hosting được không?
    Được. Bạn hãy thông báo về quyết định nâng cấp hosting và chúng tôi sẽ tiến hành nâng cấp cho Bạn. Trong quá trình nâng cấp sẽ không ảnh hưởng đến nội dung website của Bạn.

Xu hướng điện toán đám mây (cloud server)

Điện toán đám mây (cloud computing) tiếp tục là xu hướng giúp doanh nghiệp (DN) phát triển hoạt động kinh doanh. Để tin dùng nó, DN cần quá trình thay đổi toàn diện, hiểu biết và có lộ trình, kế hoạch bài bản…



Xu hướng tất yếu


Theo ông Phí Anh Tuấn, Giám đốc Giải pháp CSC Việt Nam, “sớm muộn gì điện toán đám mây (Cloud) cũng được ứng dụng tại Việt Nam. Việc ứng dụng này sẽ đến từ khách hàng và nhà cung cấp giải pháp”. Tuy nhiên, để Cloud đi vào ứng dụng, nhân tố không thể thiếu là các CIO (giám đốc CNTT) của các doanh nghiệp. Khi CIO - người quản lý hệ thống thông tin của tổ chức/ doanh nghiệp có đủ thông tin và hiểu biết về Cloud, nhận thức được lợi ích cũng như những điều cần lưu ý khi ứng dụng Cloud, họ sẽ có đề xuất hợp lý với ban lãnh đạo.

Để thành công với Cloud, các CIO nên lưu ý một số vấn đề sau:


Với những khách hàng đầu, cuối muốn khai thác đám mây công cộng (Public Cloud) không cần phải lưu ý nhiều về lộ trình đưa ứng dụng từ truyền thống lên Cloud, mà chỉ cần lưu ý đến chức năng các ứng dụng có phù hợp với DN hay không. Đặc biệt, DN phải lưu ý chất lượng dịch vụ. CIO và DN cần hiểu biết các khái niệm như: SaaS, PaaS và IaaS để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đúng.

Với các công ty phần mềm trong nước, muốn phát triển những ứng dụng trên Cloud, cần phải hiểu biết sâu về SOA, về các quan niệm lập trình mới khác với cách cũ. Không phải ứng dụng nào chạy trên Web cũng được gọi là ứng dụng trên Cloud.

Với DN mong muốn xây dựng đám mây riêng (Private Cloud) hoặc kết hợp dưới dạng đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thì cần hiểu rõ hơn các kiến trúc, cụ thể SOA (Service-oriented architecture - kiến trúc hướng dịch vụ), vì nó đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó, DN có thể xây dựng một lộ trình chuyển đổi ứng dụng theo kiến trúc truyền thống sang ứng dụng khai thác được trên Cloud. Trường hợp hiểu biết còn hạn chế hoặc không chuyển tải được nội dung kỹ thuật sang ngôn ngữ “đời thường” để lãnh đạo hiểu, CIO phải lựa chọn nhà tư vấn đúng để đảm bảo đầu tư đúng hướng, tránh tiền mất mà hiệu quả không cao.

Tính khả thi cao…

Theo ông Võ Tăng Huy, Trưởng phòng CNTT Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online), Cloud tại Việt Nam hoàn toàn khả thi vì giúp tiết kiệm chi phí, hỗ trợ làm việc mọi nơi, mọi lúc… Ngày càng có nhiều nhà cung cấp hạ tầng và giải pháp chú ý đến thị trường Việt Nam như: HP, IBM, Oracle, Microsoft... Các DN trong nước do đó càng có cơ hội tiếp cận thông tin để tìm kiếm giải pháp tối ưu, tận dụng lại hạ tầng và thiết bị đang sẵn có của DN.

Ông Huy cho biết thêm, Công ty FPT Online đã và đang đầu tư vào ảo hóa các máy chủ; Nghiên cứu và thử nghiệm các ứng dụng trên Cloud. FPT dự kiến tới đây sẽ triển khai thử nghiệm các ứng dụng này. FPT Online hiện đang nghiên cứu phần cứng của một số hãng và sử dụng VMWare làm phần mềm ảo hóa.
dtdm2Ngày 15/2/2011, HP Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Giải pháp điện toán đám mây HP”. Các nhà quản lý CNTT đang sinh hoạt trong dự án Câu lạc bộ IT Manager của Tạp chí Thế Giới Vi Tính (đang vận động thành lập) đã tham gia chia sẻ về xu hướng ứng dụng Cloud; Các bước triển khai;  

Những vấn đề cần lưu ý khi chọn giải pháp Cloud…
 Ông Lim Eng Cheng, Phụ trách Kiến trúc Giải pháp Điện toán đám mây HP khu vực Đông Nam Á cho rằng: Để ứng dụng thành công mô hình Cloud, sử dụng các dịch vụ hiệu quả, DN phải có chiến lược phát triển và kế hoạch rõ ràng trước khi thiết kế, triển khai.

Với giải pháp điện toán mây riêng (Private Cloud) cho DN như HP CloudStart, HP Việt Nam có đội ngũ tư vấn giải pháp giúp DN xây dựng hệ thống và vận hành nó. Tại khu vực Đông Nam Á, HP đã tư vấn và triển khai thành công điện toán đám mây cho một số ngân hàng tại Philippine, Thái Lan, Indonesia và nhà cung cấp dịch vụ điện thoại Singtel (Singapore)…

Các bước triển khai “Cloud”

Ngày nay, điện thoại di động, máy tính đều có thể kết nối, tương tác với Cloud dễ dàng và nhanh chóng. Công nghệ nhúng cho phép DN ứng dụng trên mọi thiết bị để phục vụ nhân viên, đối tác và khách hàng. Cloud tiếp tục là xu hướng để DN triển khai các ứng dụng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

Theo HP, các bước triển khai dịch vụ điện toán đám mây phù hợp tại Việt Nam có thể bao gồm:
Nắm bắt quan niệm (Cloud Discovery Workshop): Cung cấp cho lãnh đạo DN các khái niệm và quan niệm về Cloud Computing, cơ hội và lợi ích mang lại, khả năng quản trị, bảo mật an ninh hệ thống…
Theo khảo sát của HP, có 75% CIO cho rằng an ninh dữ liệu điện toán đám mây mới là quan tâm chính; 60% quan tâm đến nhà cung cấp; 60% lo lắng về hiệu năng và mức độ sẵn sàng giải pháp; 45% lo lắng về việc tích hợp các dịch vụ bên trong và bên ngoài DN.

Lộ trình (Roadmap): Khi vai trò các cá nhân trong tổ chức đã rõ, DN thực hiện tự động chuyển đổi kế hoạch thông qua các công cụ. Nhà cung cấp sẽ cùng với DN xác định nhu cầu của tổ chức là đám mây riêng (Private), đám mây công cộng (public) hay đám mây hỗn hợp (Hybrid Cloud) thông qua phân tích cách quản lý dịch vụ, kiến trúc kỹ thuật, văn hóa, nhân viên, cách thức quản trị và các lĩnh vực khác.

Thiết kế (Design): Các chuyên gia Cloud sẽ phân tích chi tiết kỹ thuật và nghiệp vụ DN dựa trên kiến trúc chuẩn của nhà cung cấp Cloud, bao gồm các thiết bị, cài đặt công nghệ, phần mềm quản lý và các yêu cầu dịch vụ đám mây có liên quan. Ngoài ra, còn có dự toán, kế hoạch thực hiện.

Triển khai: Đảm bảo an ninh hệ thống (Security Analysis). Thực thi và hỗ trợ cho hạ tầng điện toán mây (Converged Infrastructure Service); Triển khai các ứng dụng phần cứng, phần mềm dịch vụ tích hợp trên các đám mây nội bộ DN (CloudStart Solution); Dịch vụ hỗ trợ, đào tạo (Support and Education Service).

Mô hình điện toán đám mây (cloud server) và những câu hỏi thường gặp


   Mô hình điện toán đám mây dường như ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy vấn đề về bảo mật là rào cản lớn nhất quyết định liệu điện toán đám mây có được sử dụng rộng rãi nữa hay không. Điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây chính là mạng Internet và các kết cấu hạ tầng bên trong.




   Trên thực tế, điện toán đám mây đơn giản chỉ là một bước tiến khác trong cách mạng công nghệ thông tin. Mô hình đám mây được phát triển dựa trên 3 yếu tố cơ bản gồm máy tinh trung ương, máy chủ/khách và ứng dụng Web. Nhưng bản chất của 3 thành phần này đều tồn tại các vấn đề về bảo mật.

   Các vấn đề bảo mật vẫn không ngăn được sự bùng nổ công nghệ cũng như sự ưa chuông điện toán đám mây bởi khả năng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu bức thiết trong kinh doanh. Để đảm bảo an toàn cho đám mây điện toán, chúng ta cần nắm được vai trò của nó trong sự phát triển công nghệ. Rất nhiều câu hỏi tồn tại xung quanh những ưu và khuyết điểm khi sử dụng điện toán đám mây trong đó tính bảo mật, hữu dụng và quản lí luôn được chú ý xem xét kĩ lưỡng. Bảo mật là đề tài được giới người dùng thắc mắc nhiều nhất và sau đây là 10 câu hỏi hàng đầu được đặt ra để quyết định liệu việc triển khai điện toán đám mây có phù hợp hay không và nếu không thì nên chọn mô hình nào cho phù hợp: cá nhân, công cộng hay cả 2.

1. Khả năng rủi ro khi triển khai mô hình điện toán đám mây?
Dù mang tính chất cá nhân hay công cộng thì chúng ta vẫn không thể hoàn toàn quản lí được môi trường, dữ liệu và kể cả con người. Những thay đổi trong mô hình có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro. Những ứng dụng đám mây cung cấp thông tin rõ ràng, các công cụ thông báo tiên tiến và tích hợp với hệ thống sẵn có sẽ làm giảm rủi ro. Tuy nhiên, một vài ứng dụng khác lại không thể điều chỉnh các trạng thái bảo mật, không phù hợp với hệ thống sẽ làm gia tăng rủi ro.

2. Cần phải làm gì để chắc chắn chính sách bảo mật hiện tại tương thích với mô hình đám mây?


Mỗi thay đổi trong mô hình là mỗi dịp để ta cải thiện tình trạng và chính sách bảo mật. Vì người sử dụng sẽ tác động và điểu khiến mô hình đám mây nên chúng ta không nên tạo ra chính sách bảo mật mới. Thay vào đó là mở rộng chính sách hiện thời để tương thích với các nền tảng kèm theo. Để tay đổi chính sách bảo mật thì ta cần xem xét các yếu tố tương quan như: dữ liệu sẽ được lưu ở đâu, bảo vệ như thế nào, ai được phép truy cập, và cần tuân theo những quy tắc và thỏa hiệp gì.

3. Việc triển khai mô hình đám mây có đáp ứng được yêu cầu ủy thác?

Triển khai mô hình đám mây tác động đến tỉnh rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng các quy tắc khác nhau. Một vài ứng dụng đám mây có khả năng thông báo hay báo cáo tình trạng hoạt động mạnh mẽ đồng thời được thiết lập để đáp ứng những yêu cầu thích ứng riêng biệt. Trong khi một số lại quá chung chung và không thể đáp ứng được những yêu cầu chi tiết. Ví dụ như khi chúng ta truy xuất dữ liệu, một thông báo hiện ra cho biết dữ liệu chỉ được lưu trữ trong phạm vi lãnh thổ (server trong nước) thì chúng ta không thể truy xuất được bởi các nhà cung cấp dịch vụ không thể thực hiện yêu cầu này.

4. Liệu các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng các chuẩn bảo mật hay theo thực tế kinh nghiệm (SAML, WSTrust, ISO, v.v..)?

Các tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong điện toán đám mây như một sự tương kết giữa các dịch vụ và ngăn tình trạng độc quyền dịch vụ bảo mật. Rất nhiều tổ chức được thành lập nhằm khởi tạo và mở rộng để hổ trợ trong bước khởi đầu triển khai mô hình. Danh sách các tổ chức hổ trợ được liệt kê tại: Cloud-standards.org.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu vi phạm và xử lý như thế nào?

Khi lên chương trình bảo mật cho mô hình, chúng ta cũng cần lên kế hoạch giải quyết các lỗi vi phạm và tình trạng mất dữ liệu. Đây là yếu tố quan trọng trong các điều khoảng của nhà cung cấp và được thực hiện bởi cá nhân. Chúng ta buộc phải đáp ứng những chính sách và điều lệ do nhà cung cấp đề ra để đảm bảo được hổ trợ kịp thời nếu gặp sự cố.

6. Ai sẽ quan sát và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho dữ liệu?

Trên thực tế thì trách nhiệm bảo mật được chia sẻ. Tuy nhiên, ngày nay vai trò này lại thuộc về hệ thống thu thập dữ liệu mà không phải nhà cung cấp. Chúng ta có thể đàm phán để giới hạn trách nhiệm đối với viêc mất mát dữ liệu cụ thể là chia sẻ vai trò này với nhà cung cấp. Nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là người chịu trách nhiệm.

7. Làm thế nào để chắc chắn rằng những dữ liệu phù hợp đã được chuyển vào mô hình?

Để biết được dữ liệu nào đã được chuyển vào đám mây, chúng ta phải hiểu dữ liệu là gì và xây dựng một hệ thống bảo mật phù hợp dựa trên dữ liệu và các ứng dụng. Quy trình này tốn nhiều thời gian để bắt đầu và rất nhiều công ty sử dụng công nghệ chống rò rỉ dữ liệu để phân loại và theo dõi dữ liệu.

8. Làm thế nào để chắc chắn những nhân viên, đối tác và khác hàng được ủy quyền có thể truy xuất dữ liệu và ứng dụng?

Vấn đề về quản lí thông tin truy cập và truy xuất dữ liệu là một thách thức trong bảo mật. Các công nghệ như truy cập chéo miền (federation), hệ thống ảo an toàn, và dự phòng đóng vai trò quan trọng trong bảo mật điện toán đám mây. Hổ trợ đám mây bằng cách mở rộng và bổ sung môi trường có thể giúp giải quyết thách thức này.

9. Dữ liệu và ứng dụng được đăng tải như thế nào, công nghệ bảo mật nào thưc hiện công việc này?

Các nhà cung cấp đám mây sẽ cung cấp thông tin này cũng như trực tiếp tác động đến khả năng đáp ứng các yêu cầu của một tổ chức hay cá nhân. Do đó, yếu tố rõ ràng là rất cần thiết đối với chúng ta trước khi đưa ra quyết định.

10. Yếu tố nào khiến chúng ta có thể tin tưởng vào nhà cung cấp?


Rất nhiều yếu tố đề ra để đánh gía độ tin cậy của một nhà cung cấp như: kỳ hạn dịch vụ, hình thức hợp đồng, thủ tục SLAs (Service Level Agreements) thỏa hiệp hợp đồng dịch vụ, chính sách bảo mật, tiểu sử hoạt động, chiến lược, và danh tiếng. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Quản lý domain (tên miền) ở Go Daddy

   Dạo gần đây mình nhận được rất nhiều email và comment của mọi người hỏi về việc đăng ký domain thành công ở GoDaddy nhưng trong phần quản lý account lại không thấy tên miền. Nguyên nhân thì có rất nhiều, nhưng đa phần là do các bạn không đăng nhập đúng account quản lý domain mà thôi.



   Khi gặp phải trường hợp này, các bạn hãy bình tĩnh login vào các tài khoản khác nhau trên GoDaddy mà bạn có hoặc Whois thông tin domain để lấy email đã đăng ký và thực hiện login lại. Nếu như cuối cùng vẫn không tìm được tài khoản cần thiết, hãy sử dụng chức năng Forgot your password? của GoDaddy.

   Forgot your password thường được sử dụng để lấy lại password khi bị quên, tuy nhiên nó cũng có chức năng giúp bạn lấy lại được thông tin tài khoản quản lý.
Các bước tìm lại thông tin quản lý domain

1. Truy cập vào trang chủ GoDaddy.

2. Nhấn vào Sign In rồi Forgot your password?

3. Trong trang Account Assistance, nếu bạn muốn lấy lại mật khẩu thì hãy điền Username hoặc mã số tài khoản và Email rồi thực hiện theo các bước tiếp theo.

Reset password GoDaddy

4. Trong trường hợp bạn muốn tìm thông tin tài khoản quản lý domain thì nhấn vào link Retrieve my Customer # rồi hoàn thiện form:

Lay ma so tai khoan GoDaddy

– My: lựa chọn dịch vụ bạn đã đăng ký, có rất nhiều nhưng chúng ta sẽ chọn Domain Name.

– is: điền domain của bạn

– Email address on file: email đã đăng ký

Cuối cùng điền vào mã bảo mật rồi nhấn Submit

5. Nếu thông tin đúng thì bạn sẽ nhận ngay 1 email có thông tin Mã số tài khoản sử dụng để đăng nhập. Trong trường hợp bạn đã quên luôn password đăng nhập tài khoản này thì thực hiện theo bước 3.

Một số lưu ý về việc sử dụng coupon với nhiều tài khoản ở GoDaddy:
  •     Nếu bạn đăng ký nhiều account sử dụng 1 thẻ thì vẫn chỉ được dùng 1 coupon 1 lần duy nhất.
  •     Nếu bạn đăng ký 1 account sử dụng nhiều thẻ thì vẫn chỉ được dùng 1 coupon 1 lần duy nhất, dù có thanh toán bằng các thẻ khác nhau.
  •     Nếu bạn đăng ký nhiều account, mỗi account sử dụng 1 thẻ riêng biệt thì sẽ dùng được coupon nhiều lần, mỗi thẻ 1 lần.

Tên miền (domain) giá rẻ

 Có nên mua domain giá rẻ ? Bản chất domain, tên miền giá rẻ như thế nào? Mua domain, tên miền giá rẻ ở đâu uy tín đảm bảo.



TÊN MIỀN GIÁ RẺ


   Hiện nay domain (tên miền) giá rẻ có dấu hiệu xuất hiện tràn lan trên thị trường với số lượng lớn, hầu hết đều là domain quốc tế (.com ; .net ; .info….). Với giá tên miền chỉ một vài dollar là đã có thể sở hữu ngay một domain quốc tế. Vậy thực chất các domain giá rẻ này ở đâu ra ? Nó có thực sự an toàn cho người dùng ko ?
Mua tên miền giá rẻ ở đâu ?
Mua domain giá rẻ ở đâu ?

   Thực tế, các domain quốc tế giá rẻ này thông thường được các cá nhân mua bằng thẻ tín dụng "ăn trộm", lợi dụng hỗ hổng bảo mật thanh toán online của một vài nhà cung cấp domain nước ngoài để mua domain với chi phí gần như bằng 0. Sau đó bán lại cho những những người dùng ham giá rẻ tại Việt Nam. Khi nhà cung cấp domain phát hiện ra, lập tức domain sẽ bị thu hồi, rất khó để có thể lấy lại domain đó. Vì giao dịch mua bán domain giá rẻ này thường thì thông tin người mua không chính xác nên dù bạn có muốn thanh toán lại bằng tiền thật cũng không thể. Cách duy nhất để có thể lấy lại domain này đó là chờ cho nhà cung cấp đó hủy bỏ toàn bộ giao dịch và “giải phóng” domain đấy, trở về trạng trái chưa được ai đăng ký. Khi đó bạn có thể đăng ký domain đó lại từ đầu. Thời gian có thể từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn. Vì vậy việc sử dụng domain giá rẻ của những cá nhân rao bán trên mạng interetnet là hoàn toàn không nên. Hiện nay, để sở hữu một tên miền quốc tế hay quốc gia thì phí đăng ký tên miền thường không dưới 200.000 vnđ/năm, nếu phí đăng ký này rẻ hơn quá 20% bạn nên đề phòng với những giao dịch này.

   Thay vì việc tìm kiếm những domain giá rẻ từ những cá nhân, đơn vị không chính thống, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm bị mất domain đó. Bạn hãy tìm đến những nhà cung cấp uy tín của Việt Nam. Chênh lệch về giá không nhiều nhưng bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về chất lượng cũng như độ đảm bảo cho domain của bạn.

NGUYÊN TẮC ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN

· Tên miền không được được vượt quá 63 kí tự, bao gồm cả phần đuôi .com, .net, .org...

· Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-)

· Các khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền khác đều không hợp lệ

· Không thể bắt đầu bằng hoặc kết thúc tên miền bằng dấu trừ (-)

· Tên miền càng ngắn càng tốt, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn, khó viết sai

· Tên miền phải liên quan đến tên chủ thẻ hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

· Tên miền phải xây dựng dựa trên khách hàng mục tiêu

· Chủ động nộp phí duy trì trước khi tên miền hết hạn sử dụng, tự chịu trách nhiệm khi tên miền bị mất do hết hạn sử dụng mà không đóng phí

Thủ tục khi đăng kí tên miền (domain)



Bạn cần thực hiện các thủ tục sau:

 

1. Truy nhập vào www.vdconline.vn hoặc www.vnnic.vn để kiểm tra tên miền mà bạn dự định đăng ký đã có ai đăng ký chưa để tránh bị trùng.

2. Qúy khách sẽ được nhân viên của VDC tư vấn và hướng dẫn thủ tục đăng ký.

3. Hồ sơ đăng ký tên miền:

Hồ sơ đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, Qúy khách tải về từ www.vdconline.vn , nhưng xin lưu ý bắt buộc phải có các thông tin sau:

            a. Đối với tổ chức:

-          Thông tin về chủ thể: Tên, địa chỉ, số điện thoại, hộp thư điện tử.

-          Thông tin về người quản lý và người quản lý kỹ thuật của tên miền.

-          Thông tin về máy chủ DNS chuyển giao của tên miền.

            b. Đối với cá nhân:

-          Thông tin về chủ thể: Tên, năm sinh, địa chỉ, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, số điện thoại, hộp thư điện tử.

-        Thông tin về máy chủ DNS chuyển giao của tên miền.

Tên miền (domain) và những thắc mắc

 Các câu hỏi khác về tên miền



1. Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến tên miền .VN mà tôi cho là thuộc về tôi, liên quan tới công việc, thương hiệu, sản phẩm của tôi bị người khác đăng ký sử dụng, tôi phải làm thế nào ?
   Luật Công nghệ Thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội đã quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” như sau:

1.     Thông qua thương lượng, hòa giải

2.     Thông qua Trọng tài

3.     Khởi kiện tại Tòa án

    Các căn cứ, hình thức giải quyết tranh chấp tên miền cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".

   Theo quy định, VNNIC không có thẩm quyền giải quyết các trường hợp phát sinh tranh chấp tên miền. Các bên liên quan phải thống nhất để lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền.

   Tuy nhiên xin lưu ý rằng: Như thông lệ chung quốc tế, việc đăng ký sử dụng tên miền được thực hiện theo nguyên tắc "Bình đẳng, không phân biệt đối xử"  và "Đăng ký trước được quyền sử dụng trước". Do vậy nếu đăng ký sau, trước hết bạn nên đăng ký một tên khác tương tự mà vẫn bảo toàn được yêu cầu của mình bằng cách thêm chữ gợi nhớ, thêm dấu gạch ngang (-) hoặc đăng ký dưới tên một nhóm khác vì không gian tên miền còn có nhiều lựa chọn để tránh xung đột trên mạng.

   Ví dụ : thanglong.com.vn có thể thêm là thang-long.com.vn hoặc thanglong.biz.vn hay cty-thanglong.com.vn v.v...

2.  Làm thế nào để ngăn chặn và bảo vệ được công việc kinh doanh, thương hiệu, sản phẩm khỏi bị người khác gây khó khăn? 

a.    Thời gian : Bạn biết rồi đấy, nguyên tắc chung khi đăng ký tên miền là đăng ký trước được quyền sử dụng trước, nên khi bạn có ý tưởng đưa ra một sản phẩm nào hay đăng ký một thương hiệu nào là phải nghĩ ngay tới việc đăng ký tên miền liên quan, đừng để tới khi bạn chuẩn bị xong xuôi rồi mới đăng ký tên miền, lúc đó có thể bạn đã không còn tên miền đó nữa.

b.    Ðăng ký nhiều tên miền theo kiểu "bao vây" để không ai có thể đăng ký tên miền giống của bạn cả cách viết lẫn cách đọc. Ví dụ : Trường hợp của Ngân hàng Hamburgische Landesbank đăng ký liền 7 tên miền tại cùng thời điểm:

hsh-nord-bank.com.vn
hsh-nordbank-ag.com.vn
hsh-nordbank.com.vn
hsh-northbank.com.vn
hshnordbank.com.vn
hshnordbankag.com.vn
hshnorthbank.com.vn

    Rất nhiều công ty nước ngoài họ đã dùng theo biện pháp này, vì nếu có tranh chấp kiện tụng về 1 tên miền thì chi phí cho việc này ít nhất là 2500$US đủ để đăng ký và duy trì nó 70 năm trên Internet cộng thêm sự phiền toái bực mình, nên tốt nhất là họ giữ trước để không ai xâm phạm được.


3.  Khi thay đổi tên miền, tôi có phải trả phí không ? 

    Theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BTC ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phí thay đổi tên miền là 180.000 đồng cho một lần thay đổi sau:

a. Thay đổi địa chỉ IP của máy chủ lưu giữ tên miền.

b. Chuyển tên miền sang lưu giữ ở một máy chủ khác.

Nếu bạn thay đổi hoàn toàn tên miền: Trường hợp này tên miền cũ coi như bị huỷ bỏ. Bạn phải làm thủ tục đăng ký mới cho tên miền mới.

Những thay đổi về địa chỉ cơ quan, số điện thoại liên hệ, số tài khoản v.v.. không phải trả phí.


4.  Khi tôi không còn nhu cầu sử dụng tên miền nữa, tôi có được trả lại tiền không, tôi có thể chuyển cho người khác sử dụng được không? 

    Phí tên miền được xem như một khoản thu thuế đóng cho ngân sách nhà nước do vậy khi bạn không sử dụng tên miền nữa bạn không được trả lại tiền mà bạn đã nộp và bạn cũng không chuyển được cho người khác sử dụng.

5.  Tên miền tôi đã đăng ký từ nơi khác, giờ chuyển về VDC gia hạn được không?

   Hoàn toàn được. Nếu tên miền Qúy khách đã đăng ký tại một nơi khác muốn chuyển về VDC để gia hạn và sử dụng các dịch vụ gia tăng, hãy liên hệ bộ phận kinh doanh tên miền của VDC sẽ hướng dẫn các thủ tục chuyển nhanh chóng và dễ dàng.

 6. Chúng ta có rất nhiều trường học các cấp trùng tên nhau, làm sao các trường trùng tên đó có thể đăng ký tên trường mình sau edu.vn? 
Theo hướng dẫn của Bộ GDÐT, cấu trúc tên miền của các trường phổ thông như sau: loại trường - tên trường - địa danh.edu.vn  trong đó:

a. Loại trường: là phần nằm trong tên chính thức của trường, dùng để chỉ cấp học, bậc học, phương thức đào tạo, hình thức sở hữu ... Do phần này có tính phổ biến rộng, các cụm từ chỉ cấp học, phương thức tổ chức học, loại hình sở hữu ngoài công lập ... nên viết tắt cho ngắn gọn

b. Tên trường: là tên riêng của trường, nên được viết đầy đủ. Ðối với tên trường quá dài có thể viết tắt một phần nhưng cần ở dạng dễ nhận biết.

Ví dụ : Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai có thể viết: thpt-ntminhkhai

 c. Địa danh: có hai trường hợp sau:

    *  Ðối với các trường PTTH và THPT :    địa danh = tên tỉnh, thành phố

    Tên tỉnh, thành phành phố được viết đúng tên địa giới hành chính đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

    *  Ðối với các trường tiểu học, PTCS và THCS:     địa danh = tên quận, huyện -tên tỉnh, thành phố

    Tên quận, huyện có thể viết tắt khi quá dài, nhưng cần ở dạng dễ nhận biết. Việc này nên tham khảo ý kiến của các Sở GD&ÐT.

    Cấu trúc tên miền như trên có thể sẽ dài nhưng dễ hiểu, dễ nhớ và thuận tiện cho người sử dụng khi tìm kiếm địa chỉ của các trường phổ thông trên Internet.

Phát triển tên miền (domain) tiếng Việt

    Khác với tên miền thông dụng không có dấu, tên miền tiếng Việt được cấp phát có đủ dấu và bảo đảm không xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu.



   Cuối tháng 8, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tổ chức hội thảo nhân sự kiện số lượng tên miền tiếng Việt thứ 1 triệu được cấp phát. Khác với tên miền thông dụng không có dấu, tên miền tiếng Việt được cấp phát có đủ dấu và bảo đảm không xảy ra tranh chấp giữa các chủ sở hữu. Đơn cử, với tên miền truyền thống thì tên miền anhsang.com.vn rất dễ xảy ra tranh chấp giữa 2 chủ thể là "Anh Sang" và "Ánh Sáng".

   Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, tỉ lệ tên miền tiếng Việt được đưa vào sử dụng trong cuộc sống vẫn còn thấp: năm 2012 đạt 10,15%, năm 2013 đạt 13,66%, tháng 7-2014 đạt 18,07%. Vì thế, sắp tới phải nghiên cứu tăng số lượng tên miền tiếng Việt đưa vào sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.

   Để làm được việc này, phải chăng cần đến một cuộc vận động “người Việt Nam dùng tên miền Việt Nam”. Khi đó, những tiện ích của tên miền truyền thống không dấu sẽ phải lu mờ để cộng đồng quen dần với tên miền tiếng Việt có dấu đầy đủ. Nhưng có lẽ, điều cần thiết hơn cả vẫn là một quy chế ai đăng ký trước, người ấy được và tự do chuyển nhượng tên miền. Chính thực tế này sẽ tạo ra một thị trường sôi động cho tên miền tiếng Việt và số lượng tên miền được sử dụng sẽ gia tăng tương ứng với số lượng đăng ký.

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Quản lý máy chủ (server)

     Windows Server 2008 giới thiệu một số tính năng mới giúp triển khai và quản lý máy chủ dễ dàng hơn. Để quản trị một máy chủ duy nhất, Server Manager là một Microsoft Management Console (MMC) mới, đem tới các khả năng quản lý suôn sẻ và tích hợp. Trong các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, có thể tự động hóa việc quản lý nhiều máy chủ bằng cách sử dụng Windows PowerShell, gồm shell kiểu dòng lệnh và ngôn ngữ kịch bản mới được thiết kế đặc biệt để tự động hóa các tác vụ quản lý đối với các vai trò máy chủ, như là Internet Information Services (IIS) và Active Directory. Bất cứ tổ chức nào cũng có thể hưởng lợi từ Windows Deployment Services, Windows Performance và Reliability Monitor.



Server Manager

    Console Server Manager mới trong Windows Server 2008 giúp đơn giản hóa việc quản lý và bảo đảm nhiều vai trò máy chủ trong một doanh nghiệp. Server Manager hướng dẫn quản trị viên thông qua quy trình cài đặt, cấu hình, quản lý vai trò máy chủ và các đặc tính được coi là một phần của  Windows Server 2008. Trong Windows Server 2008, một vai trò máy chủ mô tả một chức năng chính của một máy chủ.

   Server Manager thay thế một số đặc tính chứa trong Windows Server 2003, bao gồm Manage Your Server, Configure Your Server và Add or Remove Windows Components. Server Manager cũng loại bỏ yêu cầu cần quản trị viên chạy Security Configuration Wizard trước khi triển khai các máy chủ, tức là các vai trò máy chủ được cấu hình với các thiết lập bảo mật được khuyến nghị theo mặc định và sẵn sàng để triển khai ngay sau khi chúng được cài đặt và cấu hình hợp lý.

   Server Manager đem tới một khu vực duy nhất để quản trị viên có thể quan sát một cách tổng quan và chính xác một máy chủ, thay đổi các đặc tính hệ thống của máy chủ, cài đặt hoặc gỡ bỏ các vai trò hoặc đặc tính của máy chủ. Với Server Manager, quản trị viên có thể dễ dàng:
  •     Xem và thay đổi các đặc tính và vai trò máy chủ đã cài trên một máy chủ.
  •     Thực thi các tác vụ quản lý gắn với chu kỳ vận hành của máy chủ, chẳng hạn khởi động hoặc chấm dứt các dịch vụ, và quản lý các tài khoản người dùng tại chỗ.
  •     Thực thi các tác vụ quản lý gắn với chu kỳ vận hành của các vai trò đã được cài trên máy chủ.
  •     Xác định trạng thái của máy chủ, xác định các sự kiện quan trọng, phân tích và khắc phục sự cố hoặc hỏng hóc liên quan tới cấu hình.
  •     Cài đặt hoặc gỡ bớt các vai trò, dịch vụ và tính năng gắn với các vai trò bằng cách sử dụng một dòng lệnh Windows.

    Nhờ sử dụng trình hướng dẫn Initial Configuration Tasks (ICT) mới,  Server Manager giúp hợp lý hóa việc hoàn tất quá trình cài đặt và cấu hình ban đầu. ICT hướng dẫn bạn thông qua các quy trình cần thiết để hoàn tất việc cài đặt và cấu hình ban đầu của một máy chủ mới, chẳng hạn: đặc tả mật khẩu của quản trị viên và tên máy tính; đưa máy vào một domain; cho phép thực thi Windows Update và các vai trò của máy chủ.

   Các winzard trong Server Manager bố trí hợp lý các tác vụ triển khai máy chủ trong doanh nghiệp của bạn băng cách rút ngắn thời gian cài đặt, cấu hình hoặc gỡ bỏ các vai trò, dịch vụ đi kèm với từng vai trò, và các đặc tính. Có thể cài đặt, cấu hình nhiều vai trò, dịch vụ đi kèm với từng vai trò hoặc đặc tính trong một phiên duy nhất bằng cách sử dụng các winzard Server Manager.Việc kiểm tra sự thiếu hụt được thực hiện khi bạn thực hiện qua các wizard Server Manager, đảm bảo rằng tất cả các vai trò và dịch vụ cần thiết của những vai trò được lựa chọn sẽ được cài đặt, và không gỡ đi bất cứ vai trò hay dịch vụ nào mà vẫn cần thiết cho các vai trò hay dịch vụ vai trò còn lại.

   Server Manager cũng đem tới một công cụ kiểu dòng lệnh – đó là ServerManagerCmd.exe- công cụ này cho phép bạn cài đặt và gỡ bỏ các vai trò và đặc tính từ một lời nhắc kiểu dòng lệnh hoặc bằng cách sử dụng các script. Bạn có thể sử dụng ServerManagerCmd.exe để cài đặt và gỡ bỏ các vai trò, dịch vụ của vai trò và đặc tính. ServerManagerCmd.exe cho phép bạn truy vấn máy chủ để lấy ra danh sách các vai trò và đặc tính có sẵn, cũng như những vai trò và đặc tính hiện đang được cài trên máy chủ.

    Windows PowerShell

    Windows PowerShell là một ngôn ngữ kịch bản và cấu trúc shell kiểu dòng lệnh mới, giúp các Chuyên gia CNTT có được hiệu suất cao hơn và khả năng kiểm soát việc quản trị hệ thống dễ dàng hơn.Windows PowerShell tăng tốc quá trình tự động hóa các tác vụ quản trị hệ thống và có thể giúp tổ chức cải thiện khả năng giải quyết sự cố riêng liên quan tới việc quản lý hệ thống trong môi trường máy chủ của bạn.

   Windows PowerShell dễ ứng dụng, dễ học và sử dụng vì ngôn ngữ này không yêu cầu phải có kiến thức nền về lập trình và nó làm việc với cơ sở hạ tầng CNTT, các script và công cụ kiểu dòng lệnh hiện có của bạn. Không giống như đa số các shell thông thường nhận và trả lại định dạng văn bản, Windows PowerShell - được xây dựng trên CLR (Common Language Runtime) của .NET và .NET Framework - chấp nhận và trả lại đối tượng. Sự thay đổi cơ bản về môi trường này đem tới toàn bộ các công cụ và phương pháp mới cho chức năng quản lý và cấu hình của Windows.

   Windows PowerShell giới thiệu khái niệm “cmdlet”, một công cụ kiểu dòng lệnh đơn chức năng được xây dựng sẵn trong shell. Windows PowerShell giới thiệu hơn 130 cmdlets chuẩn và bạn có thể tự soạn ra các cmdlets của riêng mình. Mỗi cmdlet có thể được sử dụng một cách riêng lẻ nhưng sức mạnh của chúng lại được thực thi bạn kết hợp các công cụ đơn giản này để thực hiện những tác vụ phức tạp.

   Windows PowerShell là một công cụ hữu ích để quản lý các vai trò cụ thể trong Windows Server 2008 như Internet Information Services (IIS) 7.0 và Terminal Server, cũng như Microsoft Exchange Server 2007 và Microsoft Operations Manager 2007:

    Quản lý Terminal Server

    Vì Terminal Server lưu trữ vô số dữ liệu trong Windows Management Instrumentation (WMI) nên quản trị viên có thể tự động hóa các thay đổi về cấu hình Terminal Server bằng các script trong Windows PowerShell và kiểm tra sự tương đồng, khác biệt về cấu hình trên khắp khu vực Terminal Server. Hãy xem vô số ví dụ script tại TechNet ScriptCenter.

    Triển khai và cấu hình Internet Information Services 7.0 (IIS 7.0)

    Windows PowerShell là giải pháp lý tưởng, phù hợp cho việc quản lý IIS 7.0, bao gồm triển khai và cấu hình IIS 7.0 trên toàn bộ Web farm. Hãy tìm thêm thông tin tại IIS.net và Channel 9. Hãy gửi tới một script IIS để tham gia Cuộc thi Viết Script Windows PowerShell, và có cơ hội giành được một bộ Xbox hoặc một chuyến du lịch tới Trụ sở Microsoft tại Redmond.

    Quản lý các dịch vụ kiểu dòng lệnh, quy trình, đăng ký và dữ liệu WMI

    Các tác vụ quản trị máy chủ phổ biến khi cần, như là xác định các dịch vụ hoặc quy trình đang chạy, quan sát việc đăng ký, đọc và thay đổi các thiết lập được lưu trong WMI trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ khả năng nhận dịch vụ (get-service), thực hiện quy trình (get-process), lấy đối tượng trong wmi (get-wmiobject) và provider registry cho Windows PowerShell bằng công cụ theo dòng lệnh tích hợp sẵn (cmadlets).
 
   Windows Deployment Services

   Windows Deployment Services, phiên bản được cập nhật và thiết kế lại của Remote Installation Services (RIS), là một bộ các thành phần cùng làm việc trong Windows Server 2008 để cho phép triển khai các hệ điều hành, cụ thể là Windows Vista. Windows Deployment Services hỗ trợ bằng cách nhanh chóng nhận và triển khai các hệ điều hành Windows. Bạn có thể dùng Windows Deployment Services để cài đặt cho các máy tính mới bằng cài đặt qua mạng. Điều này có nghĩa là bạn không phải trực tiếp có mặt tại mỗi máy tính và cài đặt trực tiếp từ một đĩa CD hay DVD. Bạn cũng có thể sử dụng Windows Deployment Services để tái xác định mục đích cho các máy tính đang có.

   Windows Reliability và Performance Monitor

    Windows Server 2008 chứa Windows Reliability và Performance Monitor để mang lại cho Chuyên gia CNTT các công cụ giám sát và đánh giá hiệu năng và tính tin cậy của hệ thống. Windows Reliability và Performance Monitor là một snap-in MMC kết hợp chức năng của các công cụ độc lập trước đây, bao gồm: Performance Logs & Alerts, Server Performance Advisor, và System Monitor. Snap-in này cung cấp một giao diện đồ họa để tùy biến việc thu thập dữ liệu liên quan tới hiệu năng và các phiên Event Trace. Nó cũng chứa Reliability Monitor, đây là một snap-in MMC có nhiệm vụ theo dõi những thay đối với hệ thống và so sánh chúng với những thay đổi trong trạng thái ổn định của hệ thống, đem tới khả năng quan sát ở chế độ đồ họa về mối quan hệ này..

Phân loại FPT server

 

Active FTP

    Ở chế độ chủ động (active), máy khách FTP (FTP client) dùng 1 cổng ngẫu nhiên không dành riêng (cổng N > 1024) kết nối vào cổng 21 của FTP Server. Sau đó, máy khách lắng nghe trên cổng N+1 và gửi lệnh PORT N+1 đến FTP Server.

   Tiếp theo, từ cổng dữ liệu của mình, FTP Server sẽ kết nối ngược lại vào cổng dữ liệu của Client đã khai báo trước đó (tức là N+1)

   Ở khía cạnh firewall, để FTP Server hỗ trợ chế độ Active các kênh truyền sau phải mở:

- Cổng 21 phải được mở cho bất cứ nguồn gửi nào (để Client khởi tạo kết nối)

– FTP Server’s port 21 to ports > 1024 (Server trả lời về cổng điều khiển của Client)

– Cho kết nối từ cổng 20 của FTP Server đến các cổng > 1024 (Server khởi tạo kết nối vào cổng dữ liệu của Client)

– Nhận kết nối hướng đến cổng 20 của FTP Server từ các cổng > 1024 (Client gửi xác nhận ACKs đến cổng data của Server)

Các bước kết nối

– Bước 1: Client khởi tạo kết nối vào cổng 21 của Server và gửi lệnh PORT 1027.

– Bước 2: Server gửi xác nhận ACK về cổng lệnh của Client.

– Bước 3: Server khởi tạo kết nối từ cổng 20 của mình đến cổng dữ liệu mà Client đã khai báo trước đó.

– Bước 4: Client gửi ACK phản hồi cho Server.

     Khi FTP Server hoạt động ở chế độ chủ động, Client không tạo kết nối thật sự vào cổng dữ liệu của FTP server, mà chỉ đơn giản là thông báo cho Server biết rằng nó đang lắng nghe trên cổng nào và Server phải kết nối ngược về Client vào cổng đó. Trên quan điểm firewall đối với máy Client điều này giống như 1 hệ thống bên ngoài khởi tạo kết nối vào hệ thống bên trong và điều này thường bị ngăn chặn trên hầu hết các hệ thống Firewall.

Ví dụ: phiên làm việc active FTP

     Trong ví dụ này phiên làm việc FTP khởi tạo từ máy testbox1.slacksite.com (192.168.150.80), dùng chương trình FTP Client dạng dòng lệnh, đến máy chủ FTP testbox2.slacksite.com (192.168.150.90). Các dòng có dấu –> chỉ ra các lệnh FTP gửi đến Server và thông tin phản hồi từ các lệnh này. Các thông tin người dùng nhập vào dưới dạng chữ đậm.

    Lưu ý là khi lệnh PORT được phát ra trên Client được thể hiện ở 6 byte. 4 byte đầu là địa chỉ IP của máy Client còn 2 byte sau là số cổng. Giá trị cổng đuợc tính bằng (byte_5*256) + byte_6, ví dụ ((14*256) + 178) là 3762.

Passive FTP

 

    Để giải quyết vấn đề là Server phải tạo kết nối đến Client, một phương thức kết nối FTP khác đã được phát triển. Phương thức này gọi là FTP thụ động (passive) hoặc PASV (là lệnh mà Client gửi cho Server để báo cho biết là nó đang ở chế độ passive).

   Ở chế độ thụ động, FTP Client tạo kết nối đến Server, tránh vấn đề Firewall lọc kết nối đến cổng của máy bên trong từ Server. Khi kết nối FTP được mở, client sẽ mở 2 cổng không dành riêng N, N+1 (N > 1024). Cổng thứ nhất dùng để liên lạc với cổng 21 của Server, nhưng thay vì gửi lệnh PORT và sau đó là server kết nối ngược về Client, thì lệnh PASV được phát ra.

   Kết quả là Server sẽ mở 1 cổng không dành riêng bất kỳ P (P > 1024) và gửi lệnh PORT P ngược về cho Client.. Sau đó client sẽ khởi tạo kết nối từ cổng N+1 vào cổng P trên Server để truyền dữ liệu.

   Từ quan điểm Firewall trên Server FTP, để hỗ trợ FTP chế độ passive, các kênh truyền sau phải được mở:

- Cổng FTP 21 của Server nhận kết nối từ bất nguồn nào (cho Client khởi tạo kết nối)

– Cho phép trả lời từ cổng 21 FTP Server đến cổng bất kỳ trên 1024 (Server trả lời cho cổng control của Client)

– Nhận kết nối trên cổng FTP server > 1024 từ bất cứ nguồn nào (Client tạo kết nối để truyền dữ liệu)

– Cho phép trả lời từ cổng FTP Server > 1024 đến các cổng > 1024 (Server gửi xác nhận ACKs đến cổng dữ liệu của Client)

Các bước kết nối

- Bước 1: Client kết nối vào cổng lệnh của Server và phát lệnh PASV.

– Bước 2: Server trả lời bằng lệnh PORT 2024, cho Client biết cổng 2024 đang mở để nhận kết nối dữ liệu.

– Buớc 3: Client tạo kết nối truyền dữ liệu từ cổng dữ liệu của nó đến cổng dữ liệu 2024 của Server.

– Bước 4: Server trả lời bằng xác nhận ACK về cho cổng dữ liệu của Client.

   Trong khi FTP ở chế độ thụ động giải quyết được vấn đề phía Client thì nó lại gây ra nhiều vấn đề khác ở phía Server. Thứ nhất là cho phép máy ở xa kết nối vào cổng bất kỳ > 1024 của Server. Điều này khá nguy hiểm trừ khi FTP cho phép mô tả dãy các cổng >= 1024 mà FTP Server sẽ dùng (ví dụ WU-FTP Daemon).

   Vấn đề thứ hai là một số FTP Client lại không hổ trợ chế độ thụ động. Ví dụ tiện ích FTP Client mà Solaris cung cấp không hổ trợ FTP thụ động. Khi đó cần phải có thêm trình FTP Client. Một lưu ý là hầu hết các trình duyệt Web chỉ hổ trợ FTP thụ động khi truy cập FTP Server theo đường dẫn URL.

Ví dụ: phiên làm việc passive FTP

   Trong ví dụ này phiên làm việc FTP khởi tạo từ máy testbox1.slacksite.com (192.168.150.80), dùng chương trình FTP Client dạng dòng lệnh, đến máy chủ FTP testbox2.slacksite.com (192.168.150.90), máy chủ Linux chạy ProFTPd 1.2.2RC2. Các dòng có dấu –> chỉ ra các lệnh FTP gửi đến Server và thông tin phản hồi từ các lệnh này. Các thông tin người nhập vào dưới dạng chữ đậm.

  Lưu ý: đối với FTP thụ động, cổng mà lệnh PORT mô tả chính là cổng sẽ được mở trên Server. Còn đối với FTP chủ động cổng này sẽ được mở ở Client.

Server (máy chủ) FTP và những điều cơ bản cần biết!

     Máy chủ FTP Server: FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là “Giao thức truyền tập tin”) thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet – mạng ngoại bộ – hoặc intranet – mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.



FTP cũng là giao thức dùng để truyền tải dữ liệu web lên máy chủ web.
   Về phía người dùng khi tiếp cận FTP sẽ làm quen với các thông số sau:

- Địa chỉ máy chủ FTP: có dạng tên miền hoặc địa chỉ IP. Ví dụ: ftp.maychuvietnam.com.vn  (dạng tên miền) hoặc 123.30.171.44 (dạng IP tương ứng với tên miền). Địa chỉ máy chủ FTP theo dạng tên miền được dùng phổ biến hơn vì dễ nhớ hơn so với những con số và dấu chấm của địa chỉ IP.

- Tên tài khoản (username)/ mật khẩu (password) để đăng nhập vào máy chủ FTP. Tùy thuộc vào quản trị viên cấp quyền hạn trên máy chủ FTP mà tài khoản FTP của bạn sẽ có những quyền cơ bản như tải (upload/ download), tạo thư mục, sao chép hay xóa dữ liệu.

   Lưu ý bảo mật thông tin tài khoản vì dữ liệu trên máy chủ có thể bị kẻ gian xâm nhập, đánh cắp và xóa đi.

Cách truyền tải dữ liệu qua giao thức FTP và sử dụng FTP client
    Có thể tận dụng ngay trình duyệt web Internet Explorer hay Windows Explorer hoặc thông qua tập lệnh (FTP commands) để kết nối đến máy chủ FTP, nhưng sẽ rất khó khăn để thao tác cho những người dùng phổ thông không am hiểu nhiều về kỹ thuật. Do đó, các chương trình sử dụng FTP chuyên dụng hay còn gọi là FTP client sẽ là giải pháp tốt nhất để truyền tải dữ liệu.

   Các chương trình FTP client sẽ thực hiện công việc kết nối đến máy chủ FTP sau khi bạn nhập đầy đủ thông tin (máy chủ FPT, tài khoản đăng nhập), hỗ trợ thao tác kéo/ thả, tạo thư mục (folder) tương tự như thao tác trên Windows Explorer.

   Có khá nhiều chương trình FTP Client từ miễn phí đến thương mại, một số chương trình phổ biến như WinSCP và FileZilla cho máy tính dùng hệ điều hành Windows hay CyberDuck cho máy Mac. CuteFTP Pro của hãng GlobalSCAPE là một chương trình FTP Client rất chuyên nghiệp nhưng là phiên bản thương mại có phí. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn chọn lựa một chương trình thích hợp.

   Trong phần hướng dẫn này, bạn có thể làm quen với WinSCP phiên bản portable (không cần cài đặt để sử dụng). Tải WinSCP portable. Giải nén và chạy tập tin WinSCP.exe.


      Sau khi đăng nhập thành công vào máy chủ FTP, bạn sẽ thấy giao diện WinSCP được chia làm 2 phần: bên trái hiển thị dữ liệu có trên ổ cứng của bạn, có thể chuyển đổi qua lại giữa các ổ đĩa để tìm đúng file cần sử dụng; bên phải là dữ liệu trên máy chủ FTP.


    Để truyền tải file (download hay upload) từ máy tính lên máy chủ FTP hoặc ngược lại, bạn chỉ cần click chọn tập tin (file) hay thư mục (folder) rồi kéo thả sang khung bên cạnh, chờ cho việc truyền tải hoàn tất, bạn sẽ thấy ở khung bên cạnh xuất hiện tập tin vừa tải.

   Các chương trình FTP Client còn lại như FileZilla, CuteFTP Pro hay SmartFTP cũng đều có giao diện tương đối giống nhau. Tuy nhiên, mỗi chương trình sẽ có mức độ hỗ trợ tùy chỉnh tính năng khác nhau, ví dụ như cùng lúc tải nhiều tập tin, cùng lúc kết nối đến nhiều máy chủ FTP hay chọn lựa chế độ kết nối bảo mật (SSH, SFTP…), mã hóa. Bạn chỉ cần nắm rõ những thao tác cơ bản trên là có thể truyền tải dữ liệu qua giao thức FTP bằng FTP Client.



Máy chủ (server) FTP




Máy chủ FTP (File Transfer Protocol) là gì ?

    Máy chủ FTP Server: FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là “Giao thức truyền tập tin”) thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet – mạng ngoại bộ – hoặc intranet – mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.

   Một dịch vụ FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet. FTP làm việc tương tự như cách mà HTTP làm, truyền các trang web từ một máy chủ tới một người sử dụng trình duyệt, và SMTP dùng cho việc gửi các thư điện tử qua mạng internet. Cũng giống như các công nghệ này, FTP sửu dụng giao thức TCP/IP của internet để có thể truyền dữ liệu. FTP được sử dụng rộng rãi để tải về một tập tin từ một máy chủ sử dụng internet hoặc ngược lại (chẳng hạn tải một trang web lên máy chủ).

FTP là gì? 
     FTP (viết tắt của tiếng Anh File Transfer Protocol, “Giao thức truyền tập tin”) thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet – mạng ngoại bộ – hoặc intranet – mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách).

    Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã liên kết với nhau, máy khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập tin từ máy chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy chủ v.v. Vì giao thức FTP là một giao thức chuẩn công khai, cho nên bất cứ một công ty phần mềm nào, hay một lập trình viên nào cũng có thể viết trình chủ FTP hoặc trình khách FTP.

   Hầu như bất cứ một nền tảng hệ điều hành máy tính nào cũng hỗ trợ giao thức FTP. Điều này cho phép tất cả các máy tính kết nối với một mạng lưới có nền TCP/IP, xử lý tập tin trên một máy tính khác trên cùng một mạng lưới với mình, bất kể máy tính ấy dùng hệ điều hành nào (nếu các máy tính ấy đều cho phép sự truy cập của các máy tính khác, dùng giao thức FTP). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các trình khách và trình chủ FTP, và phần đông các trình ứng dụng này cho phép người dùng được lấy tự do, không mất tiền.

   FTP thường chạy trên hai cổng, 20 và 21, và chỉ chạy riêng trên nền của TCP. Trình chủ FTP lắng nghe các yêu cầu dịch vụ từ những kết nối vào máy của các trình khách FTP, trên cổng 21. Đường kết nối trên cổng 21 này tạo nên một dòng truyền điều khiển, cho phép các dòng lệnh được chuyển qua trình chủ FTP. Để truyền tải tập tin qua lại giữa hai máy, chúng ta cần phải có một kết nối khác.

   Tùy thuộc vào chế độ truyền tải được sử dụng, trình khách (ở chế độ năng động – active mode) hoặc trình chủ (ở chế độ bị động – passive mode) đều có thể lắng nghe yêu cầu kết nối đến từ đầu kia của mình. Trong trường hợp kết nối ở chế độ năng động, (trình chủ kết nối với trình khách để truyền tải dữ liệu) , trình chủ phải trước tiên đóng kết vào cổng 20, trước khi liên lạc và kết nối với trình khách. Trong chế độ bị động, hạn chế này được giải tỏa, và việc đóng kết trước là một việc không cần phải làm.

   Trong khi dữ liệu được truyền tải qua dòng dữ liệu, dòng điều khiển đứng im. Tình trạng này gây ra một số vấn đề, đặc biệt khi số lượng dữ liệu đòi hỏi được truyền tải là một số lượng lớn, và đường truyền tải chạy thông qua những bức tường lửa. Bức tường lửa là dụng cụ thường tự động ngắt các phiên giao dịch sau một thời gian dài im lặng. Tuy tập tin có thể được truyền tải qua hoàn thiện, song dòng điều khiển do bị bức tường lửa ngắt mạch truyền thông giữa quãng, gây ra báo lỗi.

   FTP là một giao thức truyền tải tập tin từ một máy tính đến máy tính khác thông qua một mạng TCP hoặc qua mạng Internet. Thông qua giao thức FTP, người dùng có thể tải dữ liệu như hình ảnh, văn bản, các tập tin media (nhạc, video)… từ máy tính của mình lên máy chủ đang đặt ở một nơi khác hoặc tải các tập tin có trên máy chủ về máy tính cá nhân.

  Giao thức FTP được sử dụng nhiều nhất vào mục đích truyền tải dữ liệu. Việc bộ phận IT của công ty tạo tài khoản FTP cho bạn là để có thể gửi những dữ liệu dung lượng lớn một cách nhanh chóng, vì không thể gửi qua email hay các phương thức sao chép vật lý khác như CD hay USB flash. Khi sử dụng FTP được cấp, bạn có thể gửi các tập tin có dung lượng vài trăm MB một cách dễ dàng, không cần phải lo lắng về việc người nhận không nhận được file.

  Hơn nữa, bạn có thể cùng lúc tải (upload/ download) nhiều tập tin cùng một lúc để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, yếu tố tốc độ đường truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu qua FTP.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Giới thiệu 3 dòng máy chủ (server) ROBO mới

    Ngày 18/9/2009, tại TP.HCM, ROBO đã tổ chức hội thảo và giới thiệu các dòng máy chủ mới tích hợp những công nghệ mới nhất của Intel.
    


    Tại hội thảo, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ ROBO đã giới thiệu các giải pháp phần mềm tích trong các máy chủ (server) như phần mềm Freenas dùng để quản lý file server, phần mềm Zimbra quản lý mail server, phần mềm Sense dùng để quản lý hệ thống tường lửa và gateway. Ngoài ra, 3 dòng máy chủ mới được giới thiệu là Server ROBO Quad-Core, Server ROBO Nehalem và Server ROBO Modular.

    Đối với máy Server ROBO Nehalem sử dụng 4 nhân công nghệ siêu phân luồng và 2 luồng mỗi nhân tạo nên 8 luồng hiệu suất cao; băng thông lên đến 25,6 GBps; chức năng Turbo Boost giúp xử lý công việc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng; trình điều khiển vùng nhớ (Memory controller) tích hợp trên CPU và hệ thống Triple (3 kênh) giúp tăng tốc độ RAM. Đối với Server ROBO Modular, hệ thống hỗ trợ lên đến 6 mô-đun điện toán, tích hợp hệ thống lưu trữ SAN; sử dụng chức năng trao đổi nóng (hot-swappable) có khả năng tháo gỡ và thay thế các bộ phận trong khi hệ thống vẫn đang hoạt động cho tất cả các phụ kiện; sử dụng công nghệ ảo hoá và quản lý từ xa giúp doanh nghiệp sử dụng tài nguyên một cách tối ưu và linh động…

     Ông Huỳnh Hữu Phúc, Trưởng phòng kinh doanh máy chủ ROBO cho biết, nhu cầu ứng dụng máy chủ trong các doanh nghiệp đòi hỏi các tác vụ phải nhanh chóng, liên tục; bảo mật cao và an toàn; khai thác tài nguyên tối ưu bằng cách sử dụng công nghệ vượt trội nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo trì… tất cả các sản phẩm mới của ROBO đều có những tính năng này và chất lượng được đảm bảo theo tiêu chuẩn của Intel, hỗ trợ hoạt động 24/7. Đội ngũ kỹ thuật của ROBO sẽ tư vấn thiết kế, cài đặt các giải pháp tích hợp, cấu hình và đào tạo sử dụng cho doanh nghiệp. ROBO cam kết bảo hành 1 đổi 1, thay thế các linh kiện trong thời gian 3 năm.

    Dịp này, ROBO đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty VinaCIS và Công ty NetNam nhằm cung cấp các dịch vụ website, đường truyền, sản phẩm phần cứng và phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp. ROBO cũng công bố chương trình khuyến mãi trong tháng 9 khi mua 10 bộ ROBO server hay 1 ROBO Modular sẽ được tặng vé du lịch trị giá 300 đô la Mỹ; tặng ngay bộ tích điện (UPS) trị giá 800.000 đồng cho khách hàng mua trọn bộ Robo server và phiếu mua hàng siêu thị BigC trị giá 900.000 đồng cho khách hàng mua bản quyền Window Server…

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Những điều cần lưu ý khi mua hosting

Hosting là gì?

Về cơ bản web hosting là một dạng ổ cứng dùng để lưu trữ website mà bạn tạo ra trên server và nó có khả năng truyền dữ liệu trên internet. Cho nên khi có ai đó gõ vào domain của bạn và website của bạn sẽ xuất hiện. Server hiểu nôm na cũng là một dạng máy tính chịu trách nhiệm "phục vụ" cho website của bạn trên internet.





Làm như thế nào để chọn một hosting chất lượng tốt.

Một khi bạn đi đến quyết định mua hosting cho mình thì bạn phải cân nhắc rất nhiều điều kiện và có khi bạn cũng phân vân làm thế nào để biết một hosting được cho là tốt? Vì trên mạng có quá nhiều nhà cung cấp hosting với những lời quảng cáo ngọt như đường. Tuy nhiên trước khi quyết định mua host của một công ty nào đó bạn nên kiểm tra ngay xem nó có thực sự tốt hay không. Thật may mắn cho chúng ta là việc kiểm tra lại khá đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Theo tôi điều kiện tiên quyết để chọn một web host là dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Bởi vì chúng ta khi mua host đã gửi gắm tất cả niềm tin và tài sản của mình cho họ, nhưng chúng ta lại không thể trực tiếp xử lý nếu có việc gì xảy ra mà phải nhờ đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng của họ. Tất nhiên một khi bạn có bất trắc bạn muốn vấn đề của bạn phải được giải quyết ngay chứ không phải ngồi đợi một vài ngày. Bởi vì một ngày đợi chờ là một ngày bạn mất đi một số lượng khách đến thăm trang web của mình, đó là điều chẳng webmaster nào muốn cả.

Nếu tôi chọn host cho mình tôi sẽ không chọn những công ty nào mà không có dịch vụ hỗ trợ trực tuyến hoặc bằng điện thoại trong trường hợp khẩn cấp. Trong thực tế bạn thấy hầu như công ty hosting nào cũng có số điện thoại liên lạc, nhưng hình như số đó chỉ để làm cảnh thôi. Họ thực sự không trả lời bạn như họ đã quảng cáo là 24/7/365, may mắn làm là từ thứ 2 đến thứ 6. Khi lần đầu tiên tôi mua host là tôi mua ở một công ty ở Vn tên là NH, ngày đó cứ được 2 ngày là site lại down một lần mà bandwidth thì còn dư quá trời. Gọi Yahoo cũng chẳng thấy ai, gọi điện thì cũng chỉ vào giờ hành chính thì may ra mới gặp. Mà trả lời thì cô hồn hết biết! "tại site của anh có diễn đàn nên server không chịu nổi nên die thôi. Từ trước đến nay công ty chúng tôi chỉ host cho những website công ty không có diễn đàn". Chẳng cần phải nói nhiều làm gì! coi như mình mất một khoản học phí đầu tiên khi bước chân vào làng web host.

Vậy bạn sẽ làm như thế nào để kiểm tra được dịch vụ của họ có tín nhiệm hay không? bằng cách đơn giản là thử kiểm tra họ như khi bạn đi mua quần áo bạn cũng được quyền mặc thử vậy. Nếu họ có số điện thoại mà trong hầu hết trường hợp họ phải có bạn thử gọi họ vào buổi tối muộn muộn một chút hoặc gọi vào cuối tuần để xem họ có ở đó không? Bạn cũng có thể gửi email đến cho họ và hỏi họ những câu hỏi cơ bản như "email của host có auto response không?" hoặc "em có thể tách domain ra khỏi host được không?" và xem xem mất bao lâu thì họ trả lời bạn. Nếu trong trường hợp không khẩn cấp lắm thì khoảng 1 ngày là có thể chấp nhận được.Nếu bạn gửi mail vào thứ 7 và đến thứ 2 mà vẫn chưa nhận được thì chắc chắn dịch vụ đó không tốt rồi.Và nếu họ còn không có cả số điện thoại để liên lạc thì tốt nhất bạn nên chọn dịch vụ hosting khác.

Những việc nên và không nên làm khi chọn hosting

Một khi những bước thử đã xong và bạn muốn mua dịch vụ của họ, thì vấn đề sẽ là bạn sẽ chọn dịch vụ nào và tất nhiên dịch vụ càng cao thì càng mắc tiền. Nhưng theo tôi space không phải là vấn đề quyết định mà là những định dạng họ hỗ trợ và bandwidth hoặc còn gọi là traffic. Nếu bạn có ý định cài forum hoặc dùng portal CMS thì bạn nên chọn những web host có hỗ trợ PHP, ASP hoặc CGI.Nhưng hiện nay hầu hết những dịch vụ hosting đều hỗ trợ những dạng này. Nhưng hy vọng đừng làm theo kiểu đầu voi đuôi chuột như công ty NH kia.

Số lượng bandwidth thường được tính bằng đơn vị Gb. Nhỏ nhất là 1 Gb và lớn nhất là không giới hạn. Bạn sẽ phải tự dự đoán xem một tháng mình dùng hết bao nhiêu bandwidth, thường thì phụ thuộc vào số lường người truy cập và những hình ảnh trên trang của bạn. Nếu trang của bạn hy vọng có số lượng lớn người truy cập, hoặc cho download nhạc thì bạn phải chọn những host có lượng bandwidth lớn và ngược lại.

Sau khi bạn quyết định được bandwidth rồi thì mới tính đến dung lượng của host đó. Thường thì 1 hoặc 2 Gb là dùng bét nhè rồi! bạn cũng cần chú ý xem SQL của host đó là bao nhiêu nhé!

Một việc tương đối quan trọng nữa là bạn nên mua domain riêng với host, đừng mua chung domain và host ở cùng một công ty! nhớ là đừng bao giờ mua chung domain với host ở một công ty nhé, tôi nhắc lại!. Vì nếu một ngày đẹp trời nào đó bạn không thích công ty đó nữa và muốn dọn nhà sang một công ty hosting khác thì bạn lại phải yêu cầu họ trả lại quyền kiểm soát domain cho bạn để bạn sang host mới. Về lý thuyết thì họ chẳng có quyền gì ngăn chặn bàn chọn công ty host khác cả vì domain bạn cũng phải trả tiền mới có được. Nhưng một vài công ty web host cứ lần khần phải đến vài tuần bạn mới lấy được domain.

Ví dụ bạn đăng ký domain ở 
Act now domain và sử dụng nó cho web host của bạn thì đó sẽ không có vấn đề gì bởi vì bạn hoàn toàn có quyền sinh quyền sát với domain này.

Thêm một lý do nữa là không nên để các công ty host tự mua domain cho bạn, bời vì sau này khi gia hạn một vài công ty còn tính thêm tiền gia hạn domain nữa. Cho nên ban đầu tuy hơi khó khăn một chút nhưng bạn cũng nên tự mua domain cho mình.

Sau đây là một số dịch vụ host mà tôi đã sử dụng cho rằng khá tốt và khá ổn định tại Việt Nam
- Hosting Matbao.net
- Hosting Nhanhoa
Hosting nước ngoài:
- Hostgarto

Khi chọn HOSTING - điều bạn quan tâm là gì?

Có rất nhiều người cảm thấy băn khoăn khi chọn hosting cho website của mình. Mình và các bạn có lẽ cũng như vậy, sẽ cảm thấy choáng ngợp  khi có vô số các nhà cung cấp hosting cả trong nước, cả quốc tế và lúc này bạn bắt đầu tìm đến những trang review để được đọc. Nhưng liệu những bài review có tin được không? Thông tin đó có xác thực hay không hay họ được trả tiền hoặc vì lợi nhuận để làm điều đó? Tại sao mình kết luận như vậy bởi vì hoa hồng được trả cho giới thiệu hosting là rất cao, bản thân mình cũng là 1 người giới thiệu hosting và vì thế mình không còn lạ khi giới thiệu được nhiều người cho họ và nhận được những email gợi ý hợp tác, trả hoa hồng cao hơn nếu xếp dịch vụ hosting của họ lên đầu tiên.

Có thể bạn sẽ nghi ngờ và bắt đầu nghĩ lại để kiểm tra lại tất cả khi mình nói về sự thực này, đôi khi 1 nhà cung cấp hosting chất lượng không được tốt lắm nhưng họ giỏi marketing hơn thì họ vẫn chiến thắng các đối thủ khác, bạn sẽ chẳng còn cách nào khách ngoài việc đọc review thì hãy tự theo dõi và lựa chọn cho mình hosting phù hợp chứ không phải chỉ dựa vào danh tiếng và tin tưởng người khác. Dễ hiểu thôi, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng những người có tiếng nhưng bạn cũng lưu ý nếu bạn cần PR cho sản phẩm của mình thì bạn cần tìm đến và thuê những người nổi tiếng để họ nói tốt cho chứ không đời nào bạn tìm 1 người vô danh để quảng cáo, như vậy thì có ai tin. Nói như như vậy bạn hiểu ý mình chứ?



Chọn hosting thế nào?

Bây giờ mình quay lại với vấn đề cần quan tâm đến những gì khi lựa chọn hosting? Mình sẽ tập trung vào việc lựa chọn hosting phù hợp chứ không phải là hosting tốt nhất bởi vì khó có cái gọi là hosting tốt nhất vì nếu chất lượng tuyệt vời thì đi kèm với giá thành cao ngất ngưởng. Vậy trước khi mua hosting bạn cần quan tâm đến điều gì?

1. Nhu cầu sử dụng của bạn

Trước khi tìm mua hosting thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến đó là nhu cầu của bạn ở mức nào. Bạn là chủ website và bạn ước tính được quy mô trang web của bạn và vì thế sẽ biết được tối thiểu hosting của bạn cần có dung lượng bao nhiêu, băng thông thế nào. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu 1 website thông thường, blog cá nhân hay niche site thì 5GB băng thông hàng tháng và 5GB dung lượng là quá đủ tuy nhiên nếu website của bạn thuộc loại chứa nhiều nội dung download, video,… thì bạn cần quan tâm đến những nhà cung cấp hosting với băng thông và dung lượng lớn hơn hoặc tính đến việc chọn VPS thay vì shared hosting.

Điều tiếp theo đó là trang web của bạn có thuộc dạng nhiều người nhòm ngó hay không, có gì khiến người khác muốn phá hay không, giả sử như trang web của bạn đang có sự cạnh tranh khá quyết liệt thì bạn cần quan tâm đến vấn đề bảo mật nhiều hơn.

2. Thời gian mỗi lần thanh toán

Hầu hết các nhà cung cấp hosting đều muốn bạn đăng ký mua hosting với thời gian lâu nhất. Tuy nhiên tùy vào nhu cầu dùng để test 1 tháng, dùng 6 tháng hay 1 năm rồi 2 năm của bạn mà bạn có thể chọn. Nhiều khuyến mại lớn được áp dụng nhưng bạn phải nên xem thời gian ngắn nhất mà bạn có thể mua là bao nhiêu, giả sử bạn mua hosting với thời gian tối thiểu 2 năm thì sau đó chất lượng không được như mong muốn, bạn muốn thay đổi thì lại lãng phí, tiếp tục dùng thì không hài lòng, do vậy bạn lại phải quan tâm đến:

3. Chính sách hoàn tiền

Chính sách hoàn tiền 100% nếu không hài lòng là rất quan trọng, nếu trong quá trình sử dụng gặp nhiều lỗi hoặc những tính năng không được đảm bảo như cam kết thì refund là điều tất nhiên. Nếu nhà cung cấp hosting không có chính sách hoàn tiền hoặc hoàn tiền lâu, thủ tục phức tạp thì cũng gây nhiều phiền phức.

4. Giới hạn sử dụng

Việc ước tính trước nhu cầu là rất quan trọng tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng ước lượng được chính xác, ví dụ mới đầu bạn chỉ muốn tạo website nhỏ nhưng theo thời gian website của bạn phát triển và bắt đầu đạt tới giới hạn lưu trữ. Lúc này bạn phải quan tâm đến chính sách của nhà cung cấp (NCC) hosting như thế nào đối với trường hợp này, họ cáo báo trước cho bạn việc này không hay im lặng treo website của bạn và không có lời giải thích.

Nhiều NCC cam kết không giới hạn nhưng bạn cần đọc kỹ TOS của họ để xem cái gọi là Unlimited là thế nào bởi trên thực tế không tồn tại hosting 100% không giới hạn.

5. NCC hosting hỗ trợ thêm những gì ngoài khả năng lưu trữ?

Tối thiểu, bạn cần tìm NCC hosting có hỗ trợ FTP, PHP, Perl, SSI, htaccess., SSH, MySQL. Với nhiều người mới bắt đầu thì cPanel là lựa chọn thích hợp nhất. Tuy nhiên nếu bạn đã có kinh nghiệm thì cho dù NCC không dùng cPanel thì cũng không quá khó khăn.

Đối với mình, NCC hosting nhất định phải hỗ trợ cài đặt WordPress tự động. Tùy vào nhu cầu của bạn mà bạn phải nên xem NCC hỗ trợ cài đặt tự động những CMS nào, phần mềm thương mại điện tử nào được đi kèm vào có miễn phí hay không, việc phải làm bằng tay khiến mất thời gian và không tránh khỏi sai sót.

Hiện nay các NCC hosting phổ biến đều sử dụng cPanel do vậy bạn cũng không cần phải lo lắng về điều này.

6. NCC hosting có hỗ trợ transfer?

Có khi bạn ít quan tâm đến điều này nhưng giả sử bạn muốn chuyển site của mình tới nhà cung cấp mới. NCC hiện tại có cho phép điều đó không hoặc chuyển nhà cho site có free hay không.

7. Số lượng email, database,FPT, subdomain, addon domain tối đa là bao nhiêu?

Đây là những yếu tố rất quan trọng bởi lẽ nhiều khi với 1 gói hosting bạn không chỉ dùng cho 1 site, không chỉ tạo 1 email cho riêng mình mà nếu đây là site công ty, bạn cần nhiều subdoamin, email hơn là con số 1 duy nhất.

Khi mua hosting bạn hãy chú ý đến điều này hơn thay vì xem vào dung lượng không giới hạn. Nếu băng thông và dung lượng unlimited mà chỉ cho phép 1 tên miền thì cũng không có gì khác so với băng thông 10GB, dung lượng 10GB. Không nên để chữ unlimited làm hoa mắt.

8. NCC hỗ trợ backup như thế nào?

Mình có được đọc 1 định luật của 1 kỹ sư trong không quân Mỹ:

    Định luật Murphy
    Nếu có hai hoặc nhiều cách để làm điều gì đó, và một trong những cách có thể dẫn đến một thảm họa, sau đó ai đó sẽ làm điều đó.

Dù công nghệ của NCC có tốt đến đâu thì chỉ cần bạn nghĩ ra 1 phương án rằng site của bạn có thể gặp vấn đề thì điều đó có thể xảy ra. Khi 1 trang web hoạt động, ít ai nghĩ tới sẽ có lúc sẽ có vấn đề xảy ra và việc hỗ trợ backup thường niên là việc bạn cần quan tâm.

9. Tốc độ tải trang và thời gian hoạt động của máy chủ

Đây là 2 yếu tố đánh giá chất lượng về mặt kỹ thuật của hosting, nếu máy chủ của họ thường xuyên down và down với thời gian dài thì điều đó là không chấp nhận được. Tuy nhiên dù là những nhà cung cấp nổi tiếng tuy nhiên cũng không tranh được những phút downtime. Nếu thời gian uptime từu 99,5 % trở lên thì điều đó còn chấp nhận được.

Nhiều NCC hiện nay đã bắt đầu sử dụng ổ cứng SSD  như A2hosting, Stablehost,… thì tốc độ tải trang khá ổn, tuy nhiên bạn vẫn nên quan tâm thêm NCC có server đặt tại khu vực Đông nam Á hay không, nếu có thì sẽ là điểm +.

Thêm nữa nếu NCC có kèm theo dịch vụ CDN thì đó cũng là điểm +.

10. Khả năng hỗ trợ về cả kỹ thuật, billing

Mình sẽ không chọn NCC hosting nào không hỗ trợ livechat bởi vì mình rất ghét ngồi đợi email. Ngoài ra họ cũng cần phải có cách support khác như email hay điện thoại. Nếu NCC không hỗ trợ 24/7 và 365 ngày thì điều gì sẽ xảy ra nếu site của bạn gặp trục trặc vào 3 giờ sáng ngày thứ 7?

Hơn nữa việc hỗ trợ về kỹ thuật còn không thể hiện ở chỗ có nhanh trả lời hay không mà còn giải quyết thế nào? Họ có làm giúp mình hay không.

1 điều nữa là hỗ trợ về billing, nhiều NCC, sau khi bạn mua hosting mà cứ chờ mỏi cổ họ mới approve thì đó cũng là 1 điểm -.
Kết luận

Với sự ngập tràn nguồn thông tin khác nhau về các dịnh vụ hosting thì không có cách nào khác ngoài tham khảo qua những người đã từng sử dụng kèm theo tìm hiểu kỹ về các nhà cung cấp rồi hãy quyết định nhé.

Nhân tiện từ hôm nay mình cũng đang theo dõi 1 số shared hosting của 1 số nhà cung cấp phổ biến, hi vọng sẽ có sớm kết quả để mọi ng cùng tham khảo!

Các câu hỏi thường gặp về Web hosting?




Webhosting là gì?
    Có thể giải thích đơn giản như sau : Web hosting là nơi không gian trên máy chủ có cài dịch vụ Internet như ftp,www,... nơi đó bạn có thể chứa nội dung trang web hay dữ liệu trên không gian đó. Lý do bạn phải thuê Web Hosting để chứa nội dung trang web, dịch vụ mail, ftp,... vì những máy tính đó luôn có một địa chỉ cố định khi kết nối vào Internet (đó là địa chỉ IP) , còn như nếu bạn truy cập vào internet như thông thường hiện nay thông qua các IPS (Internet Service Provider - Nhà cung cấp dịch vụ Internet) thì địa chỉ IP trên máy bạn luôn bị thay đổi, do đó dữ liệu trên máy của bạn không thể truy cập được từ những máy khác trên Internet.

    Tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ Web hosting mà chất lượng cũng khác nhau như:
    - Tốc độ truy cập Internet tại server Web hosting đó.
    - Dung lượng đĩa là yếu tố mà bạn có thể chứa được nhiều web page hay dữ liệu của bạn hay không.
    - Các tiện ích như các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có hổ trợ hay không để giúp bạn viết một chương trình Web tên đó hay không ?,...
    Nói tóm lại nếu bạn chỉ có tên miền-domain mà không có dịch vụ web hosting thì bạn không thể có một trang web được.

  Các yêu cầu tính năng của webhosting?

    *  Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,... của Website
    *  Cập nhật website bằng giao thức FTP vào bất cứ thời điểm nào
    *  Phải có Bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin của Website  diễn ra nhanh chóng.
    *  Hỗ trợ các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web,...
    *  Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail tạo, sửa, xoá các account email với tính năng  POP3 E-mail, E-mail Forwarding, Webmail...
    *  Hỗ trợ các công cụ thống kê tình hình truy cập trang web
    *  Chủ động tạo các subdomain.
    *  Không bị chèn các banner quảng cáo của đơn vị khác

 Thời gian cài đặt webhosting?
    Nếu tên miền của Bạn đã được kích hoạt, sau 1 giờ đồng hồ chúng tôi sẽ hoàn tất các thủ tục cho Bạn.
 Thế nào là mật khẩu FTP?
    Mật khẩu FTP dùng để đăng tải thông tin của website lên máy chủ Internet.
  Lợi ích khi sử dụng WebHosting tại Kypernet?
    Bạn có toàn quyền quản lý:
          o FTP Account
          o Thay đổi mật khẩu
          o Cài đặt Frontpage Extensions
          o Tạo cơ sở dữ liệu
          o Hệ thống địa chỉ email theo tên miền Bạn đã đăng ký (.com;.org;… hoặc .com.vn…)
          o Theo dõi số người truy cập website
          o Và nhiều tính năng khác.
  Làm thế nào để tên miền của tôi chỉ về Webhosting của Kypernet?
    Nếu Bạn đăng ký tên miền tại KYPERNET thì đương nhiên tên miền của Bạn chỉ về DNS server của KYPERNET. Trong trường hợp tên miền của Bạn đang chỉ về DNS server khác thì chúng tôi sẽ hướng dẫn Bạn chuyển tên miền về DNS server của KYPERNET hoặc các Bạn ủy quyền cho chúng tôi làm việc này thì chúng tôi sẵn sàng giúp Bạn.
 Có thể nâng cấp hosting được không?
    Được. Bạn hãy thông báo về quyết định nâng cấp hosting và chúng tôi sẽ tiến hành nâng cấp cho Bạn. Trong quá trình nâng cấp sẽ không ảnh hưởng đến nội dung website của Bạn.

Tìm hiểu về HOSTING




Web hosting
Web hosting là một lọai hình lưu trữ trên Internet cho phép các cá nhân, tổ chức truy cập được webiste của họ thông qua World Wide Web. Web hosting được cung cấp bởi các công ty gọi là Hosting Provider. Họ cung cấp các không gian khác nhau trên cùng một máy chủ cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu trữ

Shared hosting


Là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình. Dịch vụ này là một lựa kinh tế cho nhiều người chia sẻ tổng chi phí bảo trì thuê máy chủ.

Free web hosting

Free web hosting là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, thường được quảng cáo hỗ trợ. Free web hosting service thường sẽ cung cấp một tên miền phụ (yoursite. webdepre.biz) hoặc một thư mục (www.webdepre.biz/ ~ Yourname). Ngược lại, dịch vụ thu phí thường sẽ cung cấp một tên miền cấp thứ hai cùng với các máy chủ (www. webdepre.biz ). Nhiều máy chủ miễn phí không cho phép sử dụng tên miền riêng.

Reseller hosting

Reseller hosting là một hình thức lưu trữ của máy chủ web mà chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khỏan của mình để phân bổ lại ổ cứng lưu trữ và băng thông để lưu trữ các trang web thay mặt cho bên thứ ba. Các đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng thu lợi nhuận.

Email hosting


Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (Email hosting) theo tên miền của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản.

Video hosting

Video hosting là dịch vụ lưu trữ cho phép các cá nhân để tải lên các video clip vào một trang web. Video máy chủ sau đó sẽ lưu trữ video trên máy chủ cho phép những người khác để xem đoạn video này. Các trang web, chủ yếu được sử dụng như là trang web lưu trữ video, thường được gọi là trang web chia sẻ video.

Image hosting

Image hosting là dịch vụ cho phép các cá nhân tải lên các hình ảnh đến một trang web. Các hình ảnh được lưu trữ lên máy chủ, và hiển thị thông tin cho phép những người khác xem các hình ảnh đó.

File hosting

File hosting là dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến,  File hosting là dịch vụ lưu trữ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các nội dung tĩnh, điển hình là các tập tin lớn mà không phải là các trang web.  Thông thường họ cho phép truy cập qua giao thức FPT được tối ưu hóa phục vụ cho nhiều người sử dụng.

Windows hosting
Windows hosting à một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Windows Sever kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Hosting Controller, Plesk. Các ứng dụng hỗ trở trên máy chủ Windows:

- ASP 3.0/ASP.NET 1.1/2.x/3.x

- PHP & MySQL for Windows Server

- MS Access/MS SQL Server 2000/2005/2008

- ASP Email, ASP Upload, ASP Jpg, JMail

- POP3/SMTP/Webmail

- FTP, HTTP File Manager

- Microsoft FrontPage 2000 Server Extentions

- CGI Scripting In Perl & C

Linux hosting

Linux hosting là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Linux kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Cpanel, Direct Admin .Các ứng dụng hỗ trở trên máy chủ Linux

- PHP, Perl, Python

- MySQL

- SSH Access

- Protected Directories

- POP3/SMTP/IMAP/Webmail

- FTP, HTTP File Manager

- FrontPage Extensions

- CGI-Bin

VPS Hosting


Một máy chủ riêng ảo tiếng anh Virtual Private Server hay VPS  là một phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành máy tính nhiều máy chủ ảo, mỗi máy chủ đã có  khả năng của riêng của mình chạy trên máy tính dành riêng.  Mỗi máy chủ ảo riêng của nó có thể chạy full-fledged hệ điều hành, và mỗi máy chủ độc lập có thể được khởi động lại.

Dedicated Server
Máy chủ Web hosting là bất kỳ sự kết hợp của các phần cứng hay phần mềm thiết kế để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng hoặc dùng lưu trữ hay chia sẽ thônng tin. Ví vụ như máy chủ web hosting cung cấp không gian lưu trữ cho nhiều khách hàng khác nhau. Một số hệ điều hành phổ biến cho các máy chủ - chẳng hạn như kiểu Windows, FreeBSD, Solaris, và Linux - được bắt nguồn từ hoặc có tương tự như UNIX.