Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Tên miền (domain) và những thắc mắc

 Các câu hỏi khác về tên miền



1. Khi xảy ra tranh chấp liên quan đến tên miền .VN mà tôi cho là thuộc về tôi, liên quan tới công việc, thương hiệu, sản phẩm của tôi bị người khác đăng ký sử dụng, tôi phải làm thế nào ?
   Luật Công nghệ Thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội đã quy định về các hình thức giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” như sau:

1.     Thông qua thương lượng, hòa giải

2.     Thông qua Trọng tài

3.     Khởi kiện tại Tòa án

    Các căn cứ, hình thức giải quyết tranh chấp tên miền cũng được quy định chi tiết tại Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam ".vn".

   Theo quy định, VNNIC không có thẩm quyền giải quyết các trường hợp phát sinh tranh chấp tên miền. Các bên liên quan phải thống nhất để lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp tên miền.

   Tuy nhiên xin lưu ý rằng: Như thông lệ chung quốc tế, việc đăng ký sử dụng tên miền được thực hiện theo nguyên tắc "Bình đẳng, không phân biệt đối xử"  và "Đăng ký trước được quyền sử dụng trước". Do vậy nếu đăng ký sau, trước hết bạn nên đăng ký một tên khác tương tự mà vẫn bảo toàn được yêu cầu của mình bằng cách thêm chữ gợi nhớ, thêm dấu gạch ngang (-) hoặc đăng ký dưới tên một nhóm khác vì không gian tên miền còn có nhiều lựa chọn để tránh xung đột trên mạng.

   Ví dụ : thanglong.com.vn có thể thêm là thang-long.com.vn hoặc thanglong.biz.vn hay cty-thanglong.com.vn v.v...

2.  Làm thế nào để ngăn chặn và bảo vệ được công việc kinh doanh, thương hiệu, sản phẩm khỏi bị người khác gây khó khăn? 

a.    Thời gian : Bạn biết rồi đấy, nguyên tắc chung khi đăng ký tên miền là đăng ký trước được quyền sử dụng trước, nên khi bạn có ý tưởng đưa ra một sản phẩm nào hay đăng ký một thương hiệu nào là phải nghĩ ngay tới việc đăng ký tên miền liên quan, đừng để tới khi bạn chuẩn bị xong xuôi rồi mới đăng ký tên miền, lúc đó có thể bạn đã không còn tên miền đó nữa.

b.    Ðăng ký nhiều tên miền theo kiểu "bao vây" để không ai có thể đăng ký tên miền giống của bạn cả cách viết lẫn cách đọc. Ví dụ : Trường hợp của Ngân hàng Hamburgische Landesbank đăng ký liền 7 tên miền tại cùng thời điểm:

hsh-nord-bank.com.vn
hsh-nordbank-ag.com.vn
hsh-nordbank.com.vn
hsh-northbank.com.vn
hshnordbank.com.vn
hshnordbankag.com.vn
hshnorthbank.com.vn

    Rất nhiều công ty nước ngoài họ đã dùng theo biện pháp này, vì nếu có tranh chấp kiện tụng về 1 tên miền thì chi phí cho việc này ít nhất là 2500$US đủ để đăng ký và duy trì nó 70 năm trên Internet cộng thêm sự phiền toái bực mình, nên tốt nhất là họ giữ trước để không ai xâm phạm được.


3.  Khi thay đổi tên miền, tôi có phải trả phí không ? 

    Theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BTC ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phí thay đổi tên miền là 180.000 đồng cho một lần thay đổi sau:

a. Thay đổi địa chỉ IP của máy chủ lưu giữ tên miền.

b. Chuyển tên miền sang lưu giữ ở một máy chủ khác.

Nếu bạn thay đổi hoàn toàn tên miền: Trường hợp này tên miền cũ coi như bị huỷ bỏ. Bạn phải làm thủ tục đăng ký mới cho tên miền mới.

Những thay đổi về địa chỉ cơ quan, số điện thoại liên hệ, số tài khoản v.v.. không phải trả phí.


4.  Khi tôi không còn nhu cầu sử dụng tên miền nữa, tôi có được trả lại tiền không, tôi có thể chuyển cho người khác sử dụng được không? 

    Phí tên miền được xem như một khoản thu thuế đóng cho ngân sách nhà nước do vậy khi bạn không sử dụng tên miền nữa bạn không được trả lại tiền mà bạn đã nộp và bạn cũng không chuyển được cho người khác sử dụng.

5.  Tên miền tôi đã đăng ký từ nơi khác, giờ chuyển về VDC gia hạn được không?

   Hoàn toàn được. Nếu tên miền Qúy khách đã đăng ký tại một nơi khác muốn chuyển về VDC để gia hạn và sử dụng các dịch vụ gia tăng, hãy liên hệ bộ phận kinh doanh tên miền của VDC sẽ hướng dẫn các thủ tục chuyển nhanh chóng và dễ dàng.

 6. Chúng ta có rất nhiều trường học các cấp trùng tên nhau, làm sao các trường trùng tên đó có thể đăng ký tên trường mình sau edu.vn? 
Theo hướng dẫn của Bộ GDÐT, cấu trúc tên miền của các trường phổ thông như sau: loại trường - tên trường - địa danh.edu.vn  trong đó:

a. Loại trường: là phần nằm trong tên chính thức của trường, dùng để chỉ cấp học, bậc học, phương thức đào tạo, hình thức sở hữu ... Do phần này có tính phổ biến rộng, các cụm từ chỉ cấp học, phương thức tổ chức học, loại hình sở hữu ngoài công lập ... nên viết tắt cho ngắn gọn

b. Tên trường: là tên riêng của trường, nên được viết đầy đủ. Ðối với tên trường quá dài có thể viết tắt một phần nhưng cần ở dạng dễ nhận biết.

Ví dụ : Trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai có thể viết: thpt-ntminhkhai

 c. Địa danh: có hai trường hợp sau:

    *  Ðối với các trường PTTH và THPT :    địa danh = tên tỉnh, thành phố

    Tên tỉnh, thành phành phố được viết đúng tên địa giới hành chính đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

    *  Ðối với các trường tiểu học, PTCS và THCS:     địa danh = tên quận, huyện -tên tỉnh, thành phố

    Tên quận, huyện có thể viết tắt khi quá dài, nhưng cần ở dạng dễ nhận biết. Việc này nên tham khảo ý kiến của các Sở GD&ÐT.

    Cấu trúc tên miền như trên có thể sẽ dài nhưng dễ hiểu, dễ nhớ và thuận tiện cho người sử dụng khi tìm kiếm địa chỉ của các trường phổ thông trên Internet.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét